Trade marketing doanh nghiệp khi hỏi những bạn sinh viên, người đang đi làm, ta có thể nhận được những câu trả lời như: Trade marketing là những hoạt động khuyến mãi, tặng sản phẩm, giảm giá, hoạt náo tại điểm bán, hội nghị khách hàng, phân phối,… Đó là những câu trả lời đúng, tuy nhiên vẫn chưa đủ.
Trade marketing doanh nghiệp là gì?
Nếu chiến lược Marketing thông thường nhắm tới khách hàng mục tiêu qua các phương tiện truyền thông thì Trade marketing lại lấy người tiêu dùng và điểm bán làm trung tâm.
Trade marketing (hay còn được gọi là Marketing tại điểm bán) là bộ phận trung gian giữa Sales và Marketing. Bộ phận này đảm nhận triển khai mọi hoạt động tổ chức, chiến lược ngành hàng và thương hiệu trong kênh phân phối tại điểm bán. Trong đó, thông qua tối ưu hoá trải nghiệm người mua hàng (Buyer) và nhà bán lẻ (retailer) để đạt được lợi nhuận và doanh số.

Vì vậy, Trade Marketing chính là việc làm sao để khiến những nhà bán lẻ, những nhà phân phối hứng thú mà nhập hàng của bạn, còn người tiêu dùng tìm thấy ngay sản phẩm của bạn mỗi khi đi mua sắm. Nếu truyền thông, quảng cáo nhắm đến khách hàng thông qua các phương tiện đại chúng và đấu đá nhau để giành lấy vị trí Top Of Mind trong tâm trí người dùng thì trận chiến của Trade lại nằm ở kênh phân phối và điểm bán sản phẩm để nhãn hàng tới tay người tiêu dùng thuận tiện nhất.
>>>Xem thêm :Những kí hiệu trên Facebook hot nhất đang dùng nhiều nhất hiện nay
Vai trò của Trade Marketing là gì?
Do đặc thù về đối tượng, nên Trade marketing dường như khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay. Hiểu được Trade Marketing là gì giúp các doanh nghiệp thấy rõ sự cần thiết của việc phải đưa ra những chiến lược phân phối và bán hàng đúng đắn và đồng bộ với những chiến lược tiếp thị nhãn hiệu hiện tại khác mà họ đang thực hiện.
Từ những phân tích, đánh giá về nhu cầu, mong muốn cụ thể của Nhà Bán Lẻ (Retailer) và Khách Mua Hàng (Buyer), doanh nghiệp sẽ thấu hiểu những “khách hàng” này của họ, và biết nên áp dụng những chiến thuật (tactics) hiệu quả nhất cho từng đối tượng khi thực hiện mỗi chiến lược trade marketing (strategy).
Sự khác nhau giữa Trade Marketing và Brand Marketing là gì
Điều khác biệt cơ bản nhất là Brand Marketing chỉ những hoạt động tập trung chính vào người tiêu dùng (consumers) như các hoạt động Quảng cáo TVC, PR, Digital, Tổ chức sự kiện,….
Còn Trade Marketing là các hoạt động liên quan tới người mua hàng (Shoppers) như khuyến mãi, giảm giá, trưng bày,…
Có thể nói, brand marketing sẽ thực hiện những chiến dịch để chiếm lấy tâm trí người tiêu dùng (Win In Mind), còn trade marketing là các công việc giúp nhãn hàng chiến thắng tại những điểm bán (Win In Store).
Các đối tượng của Trade Marketing là gì
Trade marketing doanh nghiệp để hiểu rõ nhất về Trade Marketing thì bạn cần phải tìm hiểu để biết được những khái niệm người tiêu dùng và các khách hàng của công ty. Nếu đối tượng chính của Brand Marketing là khách Consumers thì Trade Marketing là Shoppers và nhiều đối tác lớn nhỏ trong hệ thống.
Tương tác giữa công ty và người dùng là Brand Marketing, công ty và khách hàng được gọi là Customer Marketing (chỉ hoạt động thúc đẩy mua hàng, khuyến mãi, giảm giá, phân phối,…), các hoạt động giữa khách hàng và người tiêu dùng là Shopper Marketing (chỉ việc thúc đẩy người mua hàng trong cửa hàng như trưng bày, hoạt náo viên,…).
>>>Xem thêm :Điểm Danh Các Nhà Cung Cấp Hosting Chất Lượng Tại Việt Nam
Mô tả chi tiết công việc của một Trade Marketer

Trade marketing doanh nghiệp đề xuất/ Phát triển sản phẩm
- Phân tích nghiên cứu thị trường
- Định vị sản phẩm
- Tính năng và lợi ích của sản phẩm
- USP sản phẩm
- Định giá sản phẩm
- Tính sẵn có (hậu cần chuỗi cung ứng)
- Đề xuất giá trị sản phẩm
- Thương hiệu sản phẩm và thông điệp
Bán cho các nhà bán lẻ
Chuẩn bị cuộc họp, cuộc gặp với nhà bán lẻ
- Thiết kế và xây dựng bài thuyết trình bán hàng
- Danh mục và tài liệu quảng cáo thương mại
Làm việc với các nhà bán lẻ
- Tờ rơi thông tin
- Trang web hỗ trợ
- Tiếp thị thương mại trực tuyến
Tăng doanh số bán sản phẩm ở các nhà bán lẻ

- Trade marketing doanh nghiệp POS (Điểm bán hàng)
- Bản đồ
- Tiếp thị thực địa
- Khách hàng bí ẩn
- Tăng mức độ tương tác của thương hiệu với nhân viên bán hàng của nhà bán lẻ
- Đào tạo tại cửa hàng
- Ưu đãi bán hàng
- Lấy mẫu và trình diễn
- Khuyến mại
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về Trade marketing doanh nghiệp những thông tin cơ bản cho người mới. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn.
>>Xem thêm :Xu Hướng Influencer Marketing Có Gì Đặc Biệt?
Mỹ Phượng-tổng hợp
Tham khảo ( marketingai, marketingbox, … )
Bình luận về chủ đề post