Nền tảng điện toán là gì? Khi nói đến công nghệ và điện toán, platform đóng vai trò là nền tảng cơ bản để phát triển và hỗ trợ phần cứng, phần mềm cũng như nhiều công nghệ khác.
Nền tảng điện toán là gì?
Platform là một nhóm các công nghệ được sử dụng để làm cơ sở nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng, quy trình hoặc công nghệ khác.

Đối với sử dụng cá nhân, platform được hiểu là phần cứng cơ bản (máy tính) và phần mềm (hệ điều hành) mà trên đó các ứng dụng có thể chạy được. Môi trường này tạo thành một nền tảng cơ bản để hỗ trợ và/hoặc phát triển bất kỳ ứng dụng hoặc phần mềm.
Máy tính sử dụng các bộ xử lý trung tâm (CPUs), và các CPUs này được thiết kế để chạy mã ngôn ngữ máy cụ thể. Để máy tính chạy được các ứng dụng phần mềm, các ứng dụng phải sử dụng ngôn ngữ máy dạng mã hóa nhị phân của CPU.
>>>Xem thêm :Hướng dẫn cách marketing trên mạng xã hội hiệu quả nhất cho bạn
Các loại platform trong môi trường mạng, máy tính
Do đó, thông thường các chương trình ứng dụng được viết cho một platform sẽ không hoạt động trên một platform khác.
Nền tảng điện toán Computer platform
Một computer platform hay computing platform – còn được gọi là digital platform – thường chỉ đề cập đến hệ điều hành và phần cứng máy tính.
Lấy ví dụ một máy tính xách tay hiện đại chạy hệ điều hành Windows hoặc máy tính Apple chạy hệ điều hành Mac OS X được tính là 1 platform.
Tiêu chuẩn Platform
Platform tuân thủ một bộ tiêu chuẩn cho phép các developer phần mềm phát triển các ứng dụng cho nền tảng đó. Các tiêu chuẩn tương tự cho phép chủ sở hữu và người quản lý có thể mua các ứng dụng và phần cứng thích hợp.
Vị vậy, để chạy chương trình kế toán trên máy tính, người ta phải mua một phần mềm kế toán được phát triển cho nền tảng sử dụng để chạy nó.
Multiple Platforms
Các giao diện dựa trên tiêu chuẩn mới và giao diện mở cho phép các chương trình ứng dụng chạy trên nhiều nền tảng. Ngoài ra, các developer phần mềm cũng đã phát triển các công cụ cho phép các ứng dụng chạy trên nhiều nền tảng.
Cross-Platform Software và Multi-Platform Software (Phần mềm nền tảng chéo và Phần mềm đa nền tảng)
Sự phát triển này đã dẫn đến việc ra đời các khái niệm về phần mềm nền tảng chéo và phần mềm đa nền tảng. Một ví dụ điển hình có thể được sử dụng để minh họa là các videogames được phát triển riêng cho một platform nhất định, trong trường hợp này là console như PlayStation hoặc Xbox.
Mặc dù cùng một trò chơi với các phiên bản khác nhau để chạy trên các hệ thống khác nhau, nhưng nếu phiên bản đó được xây dựng để chạy trên Microsoft Windows, nó sẽ không thể chạy được nếu tải trên Xbox.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Platform là gì?

Ưu điểm của Platform là gì?
Mô hình platform phát triển vượt trội và mạnh mẽ nhờ các ưu điểm của nó. Ưu điểm chính của platform là cung cấp các giải pháp về sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, chúng cũng có một số lợi ích nổi bật là:
- Khả năng kết hợp các tệp khách hàng và nhà cung cấp.
- Hỗ trợ xúc tiến hàng tồn kho.
- Khả năng phát triển quy mô lớn.
- Khả năng quản trị sự phức tạp của thị trường.
Nhược điểm của Platform là gì?
Nền tảng điện toán tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm nhưng điều đó không có nghĩa là platform thật sự hoàn hảo. Theo đó, các điểm sáng của mô hình kinh doanh truyền thống cũng chính là nhược điểm của platform. Chẳng hạn: platform không phù hợp để phục vụ các nhóm người tiêu dùng cụ thể vì khả năng quản lý chuỗi giá trị kém. Ngoài ra, chúng cũng không thể quản trị trải nghiệm khách hàng đầu cuối một cách hiệu quả, chi tiết và chuyên nghiệp như các mô hình kinh doanh truyền thống.
>>>Xem thêm :Hướng dẫn cách marketing trên mạng xã hội hiệu quả nhất cho bạn
Các mô hình Platform nổi bật là gì?
Hãy cùng Mắt Bão điểm qua tất cả những mô hình Platform nỗi bật nhất hiện nay:
- Hardware Platform
- Software
- Cloud Computing
- Social
- Business Service
- Digital Marketing
- Customer Data Platform (CDP)
- AI
- IoT
- Blockchain
- Nền tảng Platform trong lĩnh vực Mobile
Hardware Platform là gì?
Nền tảng điện toán giống như các thiết bị công nghệ không thể hoạt động nếu thiếu phần cứng, platform cũng không thể hoạt động nếu không được hardware của mình hỗ trợ. Hardware này được biết với tên gọi nền tảng phần cứng, là kiến trúc của bộ vi xử lý hay kiến trúc máy tính.

Ví dụ: các máy tính hiện nay sử dụng CPU 32bit, có thể là 64bit và hoạt động trên hệ điều hành Microsoft Windows, một số khác sử dụng hệ điều hành Mac OS X, Linux…. Đây chính là nền tảng phần cứng Platform.
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về nền tảng điện toán hệ thông điều hành hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin của atpsolution.vn sẽ hữu ích đối với các bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết nhé.
>>Xem thêm :Vì Sao Xu Hướng Viral Video Được Ưa Chuộng Tại Việt Nam
Mỹ Phượng-tổng hợp
Tham khảo ( smartfactoryvn, bizflycloud, … )
Bình luận về chủ đề post